Cà khịa là gì? Nguồn gốc ý nghĩa và ví dụ?
Dạo gần đây khi theo dõi trên các mạng xã hội chúng ta thấy cụm từ “Cà khịa” xuất hiện rất nhiều thế nhưng không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa đằng sau từ “Cà khịa” là gì? Hãy cùng AnyBooks tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Thời đại Mạng xã hội phát triển bùng nổ như ngày nay việc cập nhật và nắm bắt các xu hướng trên mạng được diễn ra liên tục. Vậy nên nếu không muốn sáng mai vừa ngủ dậy đã trở thành “Người tối cổ” vậy thì hãy theo dõi và cập nhật các xu hướng mới liên tục tại AnyBooks bạn nhé!
Cà khịa nghĩa là gì?
Cà khịa là một khẩu ngữ được vay mượn từ tiếng Khmer. Từ này ngụ ý chỉ sự cãi vã, đánh nhau và hay xen vào chuyện của người khác. Cà khịa ở đây mang tính chất tiêu cực bởi vì nó thể hiện những hành động xấu xa, gây hấn hay tạo ra những tình huống hiểu lầm không đáng có.
Đặc biệt trong tác phẩm “Dế mèn phiêu lưu kí” của nhà văn Tô Hoài, ông đã để chú thích về ý nghĩa của từ “Cà khịa” là cố ý gây chuyện để đánh nhau, cãi nhau mặc dù lý do ấy không đáng kể.
Thế nên xét về mục đích và ý nghĩa thì từ Cà khịa là một hành động trêu ghẹo vô thưởng vô phạt, tuy vậy nó lại có thể mang một mục đích nhất định. Trong nhiều trường hợp khác, cà khịa tạo tâm lý tiêu cực, chúng ta dễ thấy điều này trong thi đấu thể thao, nhiều người muốn phân tán sự tập trung của vận động viên nên đã nói “Cà khịa” khiến cho họ mất bình tĩnh và ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả thi đấu.
Ngoài cà khịa trong giao tiếp hàng ngày thì chúng ta có thể thấy “Cà khịa” còn được xuất hiện ở khắp nơi đặc biệt là trong lĩnh vực giải trí, ngày nay thay vì nói thẳng ra khuyết điểm, sự sai lầm của ai đó thì người ta thường thông qua “Cà khịa” khiến cho câu phê bình cũng trở nên nhẹ nhàng hơn nhưng lại mang tính chất châm biếm vô cùng cao.
Cà khịa trên Facebook có nghĩa là gì?
Hiện nay trên Facebook có hàng trăm, hàng nghìn dòng trạng thái, bình luận và ảnh chế về những từ cà khịa được chia sẻ rộng rãi nhằm mang lại tiếng cười và niềm vui cho người dùng Mạng xã hội.
“Cà khịa” trên Facebook được xem là một trong những thú vị khẩu nghiệp, châm chọc và mỉa mai khiến cho người nghe cảm thấy có đôi phần khó chịu nhưng bản thân lại thấy thú vị và mang đến sự thú vị cho mọi người.
Dùng từ Cà khịa trên Facebook thì thường mang ý nghĩa nhẹ nhàng hơn so với nghĩa gốc ban đầu của từ này.
Cà khịa có nguồn gốc như thế nào và vì sao nó lại trở nên phổ biến?
Mặc dù từ “Cà khịa” đã xuất hiện từ rất lâu như một từ ngữ cổ xưa tuy nhiên từ khóa này chỉ thật sự trở thành hiện tượng mạng khi cuốn sách “Đừng bao giờ đi cà khịa một mình” được ra đời. Được biết tác giả của cuốn sách này là Hằng Bean và Ngọc Thiệp hai cây hài của Nhà xuất bản Welax. Cùng với sự nổi tiếng và truyền thông mạnh mẽ từ các trang báo, mạng xã hội mà từ “Cà khịa” ngày càng phổ biến và được giới trẻ sử dụng rất nhiều.
Một số nghệ sĩ hài như Huỳnh Lập, Hoài Linh hay nhóm hài Vlog 1977 sử dụng từ khóa này khá nhiều.
Có một điều đáng buồn là từ “Cà khịa” không chỉ dừng lại ở việc trêu đùa hay tạo niềm vui cho mọi người mà một số người lấy đó làm thước đo đánh giá, bình phẩm người khác một cách khó chịu. Khi hàng loạt những “drama” nổ ra ngày một nhiều với số lượng bài viết bóc phốt nhau xuất hiện không ít trên trang mạng. Đây cũng là lúc các anh hùng bàn phím bắt đầu đi bình luận về cuộc sống, đời tư của người khác một cách thoải mái.
Nên dùng từ “Cà khịa” khi nào?
Khi từ “Cà khịa” chỉ dừng lại như một hành động đùa vui vẻ khiến cho ai cũng cảm thấy thú vị thì bạn hoàn toàn có thể thoải mái cà khịa người khác một cách vui vẻ, có chừng mực. Tuy nhiên, có rất nhiều sự việc, con người, hoàn cảnh không phù hợp cho bạn sử dụng từ cà khịa vậy thì chúng ta nên xem xét sao cho phù hợp với hoàn cảnh.
Một số người như phụ huynh, ông bà, các cô chú lớn tuổi thường là đối tượng không giỏi bắt kịp xu hướng của giới trẻ thế nên khi bạn sử dụng những từ ngữ, câu nói mang tính chất cà khịa sẽ khiến cho họ cảm thấy khó chịu.
Lời kết
Nói tóm lại, từ Cà khịa được sử dụng rất phổ biến và rộng rãi trong cuộc sống và trên các trang mạng xã hội dùng để nói móc, chê bai, châm biếm người khác theo một cách hài hước, nhẹ nhàng.
Tùy thuộc vào hoàn cảnh mà người ta sử dụng từ “Cà khịa” vậy nên chúng ta cũng phải cân nhắc trước khi sử dụng từ Cà khịa để không gây cảm giác khó chịu với người khác.
Trên đây là bài viết giải thích về nghĩa của từ Cà khịa, sự phổ biến, cách sử dụng và tất tần tật những thứ liên quan đến từ Cà khịa. Hy vọng bài viết sẽ mang đến cho bạn đọc nhiều kiến thức và góc nhìn mới mẻ.
Xem thêm:
Trang chủ: AnyBooks.vn, hoặc click: Sách hay, Nguyễn Tuân, Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, Thơ ca là gì, trích dẫn sách, Cái tôi là gì, Tản văn hay

Truyện ngắn là gì? Tác phẩm truyện ngắn tiêu biểu của văn học Việt Nam
Tìm hiểu khái niệm truyện ngắn là gì? cũng như phân biệt được đâu là truyện ngắn, đâu là tiểu...
7 lý do khiến bạn cứ mãi tầm thường và kém cỏi
Top những lý do vì sao bạn cứ mãi tầm thường và kém cỏi. Khi nhìn đi đâu hay làm gì bạn cũng không...
Những lợi ích tuyệt vời của việc học Ngoại ngữ
Nếu học Ngoại ngữ tốt nó sẽ mang đến cho bạn rất nhiều cơ hội từ công việc, cuộc sống đến...
Ước mơ nhỏ cũng được nhưng miễn sao đó là ước mơ của bạn. Không ai đánh thuế ước mơ, bạn có...
Tự tin là gì? Sự tự tin có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?
Tự tin là cảm giác hoặc trạng thái dựa trên sự tin tưởng và dựa vào một định hướng, một suy nghĩ...
Truyện dân gian là gì? Truyện dân gian gồm những thể loại nào?
Nhắc đến kho tàng văn học dân gian Việt Nam, chúng ta không thể bỏ qua thể loại truyện dân gian. Đây...
Tóm tắt và cảm nhận Cái Tết của Mèo con
Cái Tết của Mèo con là tác phẩm hay, kể những câu chuyện dễ thương và ý nghĩa về loài vật, cây cối...
Tóm tắt và nêu ý nghĩa truyện Sự tích Hồ Gươm
Sự tích Hồ Gươm là một trong những câu chuyện ý nghĩa giải thích nguồn gốc địa danh, tôn vinh những...

Tổng hợp những mẩu truyện cười ngắn hại não hay nhất 2022
Truyện cười giúp chúng ta giải tỏa căng thẳng sau những giờ học và làm việc căng thẳng. Hãy cùng...

Những truyện cổ tích ngắn hay, ý nghĩa dành cho bé mầm non
Tổng hợp những câu truyện cổ tích ngắn hay và có ý nghĩa nhất mà các bậc phụ huynh có thể lựa chọn...

Phân tích bài thơ cây dừa của Trần Đăng Khoa
Dưới ngòi bút của Trần Đăng Khoa, cây dừa như hiện thân cho con người Việt Nam với đầy đủ những...

Nghị luận: im lặng có phải là vàng không?
Đề văn nghị luận: im lặng có phải là vàng không? là dạng đề thường bắt gặp trong các kỳ thi trung...

Ý nghĩa giáo dục từ truyện cổ tích cô bé quàng khăn đỏ
Cô bé quàng khăn đỏ là một câu truyện cổ tích nổi tiếng trên thế giới. Một cô bé trên đườngg...

Tóm tắt và ý nghĩa của truyện Ba chú heo con và chó sói
Truyện Ba chú heo con và chó sói là một trong những câu chuyện cổ tích thế giới hay được...
Xem nhiều nhất
Bài viết mới